Đau đầu là một triệu chứng phổ biến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người gặp phải. Thay vì đến bệnh viện, bạn có thể tham khảo một số phương pháp tự nhiên để giảm các triệu chứng trên. Trong bài viết này Dược Thuận Hóa sẽ giới thiệu cho bạn cách giảm đau đầu hiệu quả và nhanh nhất.
Bệnh đau đầu là gì?
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà hầu hết mọi người đều trải qua ít nhất một lần trong đời từ đau đầu âm ỉ, châm chích hoặc có thể đau dữ dội,… Đau đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thường được chia thành hai loại chính: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.
Đau đầu nguyên phát
Đau đầu nguyên phát là những loại đau đầu không phải do bệnh lý hoặc vấn đề y tế khác gây ra. Một số loại đau đầu nguyên phát phổ biến bao gồm:
Đau đầu căng thẳng (Tension headache):
- Đây là loại đau đầu phổ biến nhất.
- Thường gây ra cảm giác đau như có dải băng thắt chặt quanh đầu.
- Đau có thể từ nhẹ đến trung bình và không tăng lên khi hoạt động thể chất.
- Nguyên nhân có thể liên quan đến căng thẳng, lo lắng, hoặc cơ cổ và vai bị căng cứng.
Đau nửa đầu (Migraine):
- Đặc trưng bởi đau nhói hoặc đau dữ dội ở một bên đầu, kèm theo buồn nôn, nôn, và nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.
- Đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
- Nguyên nhân có thể do di truyền, thay đổi hormone, thực phẩm, hoặc căng thẳng.
Đau đầu cụm (Cluster headache):
- Là loại đau đầu rất đau, thường xuất hiện ở một bên đầu, xung quanh hoặc sau mắt.
- Các cơn đau thường kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ và có thể xảy ra nhiều lần trong ngày.
- Nguyên nhân chính xác chưa rõ, nhưng có thể liên quan đến rối loạn thần kinh.
Đau đầu thứ phát
Chấn thương đầu:
- Đau đầu do tai nạn hoặc chấn thương.
- Có thể kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, mất trí nhớ, hoặc mất ý thức.
Nhiễm trùng:
- Các bệnh nhiễm trùng như viêm xoang, viêm màng não, hoặc viêm não có thể gây ra đau đầu.
- Thường kèm theo sốt, cứng cổ, và các triệu chứng nhiễm trùng khác.
- Bao gồm đột quỵ, phình mạch, hoặc xuất huyết não.
- Thường có triệu chứng đau đầu đột ngột và dữ dội, kèm theo yếu liệt hoặc rối loạn thị giác.
Xem thêm bài viết: Đột quỵ não
Dùng thuốc hoặc các chất kích thích:
- Một số loại thuốc hoặc chất kích thích có thể gây ra đau đầu như một tác dụng phụ.
- Đau đầu do lạm dụng thuốc giảm đau cũng là một nguyên nhân phổ biến.
Vấn đề về áp lực nội sọ:
- Tăng áp lực nội sọ do khối u, áp xe, hoặc tích tụ dịch não tủy.
- Đau đầu thường kèm theo buồn nôn, nôn, và thay đổi thị lực.
Cách giảm đau đầu hiệu quả và nhanh nhất tại nhà
1. Dùng tinh dầu
Một cách giảm đau đầu hiệu quả đó là sử dụng tình dầu như tinh dầu như bạc hà, oải hương, hoặc tinh dầu khuynh diệp có thể giúp giảm đau đầu. Bạn có thể thoa một ít tinh dầu lên trán, thái dương, và massage nhẹ nhàng. Hít thở sâu mùi hương của tinh dầu cũng có tác dụng thư giãn và giảm đau.
2. Bấm huyệt
Bấm huyệt là một cách giảm đau đầu hiệu quả bằng cách kích thích các điểm huyệt trên cơ thể. Bạn có thể bấm huyệt Hợp Cốc (điểm giữa ngón cái và ngón trỏ) hoặc huyệt Thái Dương để giảm cơn đau đầu.
3. Massage
Massage nhẹ nhàng vùng cổ, vai và đầu có thể giúp thư giãn cơ và giảm căng thẳng, từ đó giảm đau đầu. Sử dụng các động tác xoay tròn và ấn nhẹ nhàng lên phần đầu và mặt của mình để cải thiện lưu thông máu và giảm đau.
4. Chườm lạnh
Cách giảm đau đầu tại nhà đó là sử dụng túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh đặt lên trán hoặc sau cổ khoảng 2-3 phút có thể giúp giảm viêm và co mạch máu, từ đó làm giảm đau đầu. Đây là một cách giảm đau đầu tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả.
5. Chườm Ấm
Ngược lại, nếu chườm nóng, bạn cho nước nóng vào túi chườm rồi đặt ở vị trí đang đau có thể giúp giãn cơ và giảm căng thẳng, từ đó làm giảm đau đầu. Bạn có thể sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm ấm để thực hiện phương pháp này.
6. Uống nhiều nước
Mất nước có thể là nguyên nhân gây đau đầu. Uống đủ nước trong ngày là cách giảm đau đầu hiệu quả. Hãy đảm bảo bạn uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để duy trì cơ thể luôn đủ nước. Ngoài ra bạn có thể bổ sung nước ép trái cây, các loại súp hoặc canh,… Và hạn chế sử dụng các loại nước có cồn hoặc chất kích thích như cafe, trà.
7. Dùng trà thảo mộc hoặc cà phê phù hợp
Trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà hoặc một tách cà phê có thể giúp giảm đau đầu. Caffeine trong cà phê có thể co mạch máu và giảm đau, nhưng hãy sử dụng vừa phải để tránh tác dụng ngược.
8. Loại bỏ mọi áp lực trên đầu
Bạn đau đầu có thể do vùng đầu của bạn đang phải chịu áp lực từ (cột tóc đuôi ngựa hoặc búi tóc quá chặt, đội mũ bảo hiểm chật và nặng,…) Vì vậy hãy nới lỏng hoặc tháo bỏ bất kỳ thứ gì gây áp lực lên đầu để giảm đau đầu.
9. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Thiếu ngủ, mất ngủ hoặc mệt mỏi có thể là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu. Vì vậy hãy đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi khi cảm thấy căng thẳng để cơ thể có thời gian hồi phục.
Mỗi ngày bạn nên ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi ngày, không nên thức đêm quá nhiều. Nếu bạn đang gặp các tình trạng gây khó ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ, hãy thăm khám bác sĩ để có cách điều trị.
10. Ở trong không gian tối
Ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng chói có thể làm kích thích cảm giác đau đầu và trở nên đau dữ dội. Các chuyên gia cho biết, một trong những cách chữa bệnh đau đầu không dùng thuốc chính là người bệnh nên ở trong những không gian tối, không có ánh sáng tự nhiên, không có ánh sáng từ đèn hoặc ánh sáng từ các thiết bị điện tử.
Tìm một không gian tối và yên tĩnh để nghỉ ngơi là cách giảm đau đầu tại nhà hiệu quả.
11. Đến những nơi yên tĩnh
Một trong những yếu tố gây bạn đau đầu đó chính là không gian bạn đang ở. Bên cạnh ánh sáng, âm thanh lớn cũng có thể gây ra nhức đầu.
Do vậy tìm một nơi yên tĩnh để thư giãn và nghỉ ngơi sẽ giúp giảm đau đầu nhanh chóng.
12. Ăn một lát gừng
Gừng có tác dụng chống viêm và giảm đau đầu. Nhai một lát gừng tươi hoặc uống trà gừng có thể giúp giảm cơn đau đầu.
Ăn gừng còn có thể giúp bạn giảm các triệu chứng đi kèm với nhức đầu như chóng mặt, buồn nôn,… cũng được cải thiện.
13. Ăn thực phẩm giúp bổ sung magie
Nếu bạn thắc mắc đau đầu nên bổ sung gì? Thì bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu magie như: rau xanh, quả hạch, các loại hạt, đậu khô, ngũ cốc nguyên hạt, và cám yến mạch,… vào chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp bạn giảm đau đầu hiệu quả và hạn chế cơn đau đầu quay lại.
14. Bổ sung vitamin nhóm B
Một nhóm thực phẩm khác giúp bạn giảm đau đầu đó chính là các vitamin nhóm B như (B2, B6, B12). Bạn có thể bổ sung nhóm vitamin này qua các loại thực phẩm như đậu Hà Lan, chuối, cam, quả hạch, gan, ngũ cốc,…
Bạn cũng có thể bổ sung vitamin B qua các loại thuốc và thực phẩm chức năng. Hãy lưu ý trước khi sử dụng bất kì một loại thuốc hay thực phẩm chức năng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
15. Tránh các thực phẩm hay vật dụng có mùi
Một số mùi hương mạnh từ thực phẩm, nước hoa, hoặc hóa chất có thể gây ra đau đầu. Tránh tiếp xúc với những mùi này để giảm cơn đau.
Trên đây là các cách giảm đau đầu hiệu quả nhanh nhất tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Đối với các trường hợp đau đầu dữ dội hoặc cơn đau kéo dài dai dẳng kèm theo nhiều triệu chứng khác không thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị hợp lý.