Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì? Cách nhận biết

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống, vệ sinh thực phẩm và sự thay đổi môi trường sống. Để kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp, các bậc phụ huynh cần nắm rõ và theo dõi cách nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ 

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, xảy ra khi hệ tiêu hóa của trẻ không hoạt động đúng cách, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn và nôn mửa.

Do hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ba mẹ nên nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ càng sớm càng tốt để có thể điều trị kịp thời.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

2. Top 6 cách giúp ba mẹ nhận biết trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa nhanh nhất  

2.1 Trẻ đau bụng thường xuyên

Đau bụng là một trong những dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất để ba mẹ có thể nhận biết được trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ thường xuyên kêu đau bụng, quấy khóc và có thể ôm bụng hoặc co quắp chân để giảm bớt cơn đau. Các cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn, đặc biệt là khi trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hoặc không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu trẻ thường xuyên than phiền về cơn đau bụng kéo dài thì đó có thể là cách nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Trẻ bị đau bụng
Trẻ bị đau bụng

2.2 Thay đổi thói quen đi tiêu

Một trong những cách dễ nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhất là quan sát sự thay đổi trong thói quen đi tiêu của trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đó là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy có thể khiến trẻ đi tiêu nhiều lần trong ngày với phân lỏng. Táo bón khiến cho trẻ gặp khó khăn khi đi tiêu, phân cứng và khô. Ba mẹ đôi khi nên chú ý sự thay đổi bất thường trong thói quen này của trẻ, kèm theo mùi hôi hoặc màu sắc phân khác thường,

thay đổi thói quen đi tiêu
Thay đổi thói quen đi tiêu

2.3 Trẻ cảm thấy đầy hơi và chướng bụng

Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang bị rối loạn tiêu hóa. Sau khi ăn, nếu ba mẹ thấy trẻ có biểu hiện bụng căng cứng, khó chịu, không ăn nhưng vẫn cảm thấy no trẻ có thể sẽ từ chối ăn. Thậm chí, khi chạm vào bụng, bé có thể kêu đau.

Đặc biệt, nếu ba mẹ nghe thấy những âm thanh lạ phát ra từ bụng bé, đó là do khí tích tụ trong ruột, điều này càng khẳng định rằng hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng mà ba mẹ cần chú ý để sớm nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

trẻ bị đầy hơi chướng bụng
trẻ bị đầy hơi chướng bụng

2.4 Buồn nôn và nôn mửa

Trẻ thường xuyên buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn là một dấu hiệu khác của rối loạn tiêu hóa. Buồn nôn có thể khiến trẻ mất hứng thú với thức ăn và nôn mửa làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có thể mất nước và bị suy dinh dưỡng, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

trẻ buồn nôn và nôn mửa
Trẻ bị buồn nôn và nôn mửa

2.5 Chán ăn và sụt cân

Một dấu hiệu khác là khi trẻ trở nên chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít hơn so với ngày bình thường. Trẻ có thể từ chối các món ăn yêu thích hoặc chỉ ăn rất ít. Điều này dẫn đến sụt cân không rõ nguyên nhân và nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Cách nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ thông qua việc theo dõi cân nặng và thói quen ăn uống của trẻ là vô cùng quan trọng.

trẻ chán ăn
Trẻ chán ăn và khó chịu

2.6 Mệt mỏi và thiếu năng lượng

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường dễ mệt mỏi, thiếu năng lượng. Đây là một cách nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ rõ ràng mà ba mẹ cần chú ý và quan sát trẻ nhiều hơn để có thể can thiệp kịp thời. Trẻ có thể trở nên kém hoạt bát, ngủ nhiều hơn và ít vận động. Tình trạng mệt mỏi liên quan đến rối loạn tiêu hóa thường do cơ thể của trẻ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu năng lượng.

3. Cách hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ giúp bé có thể phát triển một cách toàn diện:

3.1 Giữ vệ sinh thực phẩm và đồ dùng của trẻ

Đảm bảo thực phẩm cho trẻ luôn được nấu chín kỹ và vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng nước sạch để rửa rau củ và các nguyên liệu chế biến khác. Đồ dùng như bình sữa, thìa, đĩa của trẻ cũng cần được vệ sinh đúng cách, tránh để vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường ăn uống.

3.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống và tạo thói quen khoa học

Đảm bảo trẻ được ăn uống đủ chất dinh dưỡng với một chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khuyến khích ba mẹ nên cho trẻ ăn đúng giờ, không ăn vặt quá nhiều giữa các bữa ăn chính. Trẻ nên được ngồi ăn ở một chỗ cố định, không nên vừa ăn vừa chơi hay xem TV vì dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Thay đổi những thói quen này có thể giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ

3.3 Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Bổ sung men tiêu hóa, men vi sinh hoặc các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua để hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Lợi khuẩn giúp duy trì sự cân bằng trong đường ruột của trẻ từ đó giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như táo bón, tiêu chảy.

Bổ sung men tiêu hóa
Men tiêu hóa Neopeptine F Liquid

3.4 Hạn chế sử dụng kháng sinh không cần thiết

Sử dụng thuốc kháng sinh chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ, vì thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh và dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Sau khi dùng thuốc kháng sinh, ba mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ để khôi phục lại hệ vi sinh đường ruột cho trẻ.

3.5 Tạo môi trường sống và sinh hoạt lành mạnh

Đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc và các yếu tố gây hại khác. Ba mẹ cũng cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ để hạn chế được các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, từ đó ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

môi trường sống và sinh hoạt lành mạnh cho bé
Môi trường sống lành mạnh

Việc nhận biết sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, đảm bảo bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc trong từng giai đoạn phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *