Những thông tin bạn nên biết về bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp

Những bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp rất phổ biến và thường gặp, đặc biệt dễ ảnh hưởng nhất là ở người lớn tuổi. Đây là tình trạng mà sụn khớp (là lớp bao phủ các đầu xương trong khớp) bị hư hỏng và mòn dần theo thời gian. Khi sụn khớp mòn đi, xương dưới sụn có thể cọ xát vào nhau, gây ra đau đớn và giảm khả năng vận động. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở các khớp gối, hông, cột sống và tay.

1. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1.1. Lão hóa

Lão hóa là quá trình tự nhiên mà tất cả chúng ta đều phải trải qua và nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp. Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể không còn khả năng tái tạo và phục hồi như khi còn trẻ. Sụn khớp dần dần mất đi khả năng tự tái tạo. Khi sụn mỏng đi hay hư hỏng, các xương trong khớp có thể cọ xát trực tiếp vào nhau, gây ra cảm giác đau đớn và làm giảm khả năng vận động. Ngoài ra, lão hóa còn làm suy giảm sinh lý khớp, giảm tiết dịch khớp, khiến cho các khớp trở nên khô cứng và dễ bị tổn thương hơn.

Lão hóa gây thoái hóa khớp
Người lớn tuổi mắc những bệnh lý thoái hóa khớp

1.2. Di truyền

Di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thoái hóa khớp. Nếu trong gia đình bạn có người bị thoái hóa khớp, nguy cơ bạn mắc bệnh này sẽ cao hơn. Các gen liên quan đến cấu trúc và chức năng của sụn khớp có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, khiến cho những người có tiền sử gia đình có những bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp dễ mắc bệnh hơn. Những biến đổi gen này có thể làm cho sụn khớp yếu hơn, dễ bị tổn thương và thoái hóa trở nên nhanh chóng.

1.3. Chấn thương

Việc gặp tình trạng thoái hóa khớp có thể xảy ra từ các chấn thương cũ, đặc biệt là những chấn thương ở khớp làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp cho thời gian sau này. Khi khớp bị chấn thương, sụn và các mô xung quanh khớp có thể bị hư hỏng. Dù sau đó có thể hồi phục, nhưng các tổn thương này để lại những điểm yếu trong cấu trúc khớp, làm cho khớp dễ bị thoái hóa theo thời gian. Các chấn thương lặp đi lặp lại, chẳng hạn như trong những hoạt động thể thao với cường độ nhiều hay công việc đòi hỏi phải sử dụng nhiều về phần khớp có thể làm gia tăng quá trình thoái hóa và đưa tình trạng này đến sớm hơn.

bệnh lý về xương khớp do chấn thương
Bệnh lý về thoái hóa khớp do chấn thương gây ra

1.4. Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể thừa cân là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến thoái hóa khớp, đặc biệt là ở các khớp gối và hông. Khi bạn thừa cân, áp lực đặt lên các khớp này tăng lên đáng kể, khiến cho sụn khớp bị hư hỏng nhanh chóng. Không chỉ vậy, mỡ thừa trong cơ thể còn có thể tạo ra các chất gây viêm làm gia tăng quá trình thoái hóa và gây đau đớn cho người bệnh. Việc duy trì cân nặng lý tưởng không chỉ giúp giảm áp lực lên các khớp mà còn làm chậm lại quá trình thoái hóa.

1.5. Do công việc hay các hoạt động từ thể thao quá sức 

Các hoạt động yêu cầu sử dụng khớp liên tục hoặc vượt quá giới hạn của cơ thể có thể dẫn đến xuất hiện các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp. Những người làm công việc nặng, phải nâng vác đồ vật thường xuyên hoặc những vận động viên luyện tập quá mức dễ có nguy cơ cao. Việc khớp phải chịu đựng các tác động mạnh và lặp đi lặp lại sẽ gây ra sự mài mòn nhanh chóng của sụn khớp, từ đó dẫn đến thoái hóa khớp.

bệnh lý về khớp do vận động quá sức
Công việc quá sức gây ra các bệnh lý về xương khớp

2. Những bệnh lý không mong muốn và có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp thường đi kèm với nhiều bệnh lý khác, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như công việc trong cuộc sống. Một số bệnh lý thường gặp có thể kể đến như:

  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn gây viêm các khớp, thường bắt đầu ở các khớp nhỏ của bàn tay và chân. Bệnh tiến triển âm thầm, gây đau nhức, sưng đỏ và cứng khớp vào buổi sáng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến dạng khớp, bị hạn chế trong vận động và ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim, phổi, thận.
  • Gout: Gout xảy ra khi lượng axit uric trong máu tăng cao và dẫn đến việc các tinh thể urat hình thành và lắng đọng trong khớp. Tình trạng này gây ra viêm khớp cấp tính, với các cơn đau gout. Nó thường xuất hiện một cách đột ngột, đặc biệt là ở những khớp ngón chân cái.
  • Loãng xương: là bệnh lý làm giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Người đã bị thoái hóa khớp thường có nguy cơ loãng xương cao hơn, đặc biệt ở những phụ nữ sau mãn kinh.
Bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp
Một số bệnh lý về thoái hóa, xương khớp

Dù thoái hóa khớp không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được quản lý và điều trị đúng cách. Một số vấn đề nguy hiểm liên quan đến thoái hóa khớp có thể kể đến:

  • Giảm khả năng vận động
  • Đau mạn tính kéo dài
  • Biến dạng, viêm khớp
  • Tăng nguy cơ té ngã
  • Ảnh hưởng đến tổng thể sức khỏe
Thoái hóa khớp không gây nguy hiểm
Thoái hóa khớp ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống

3. Những triệu chứng nhận biết bản thân đang bị bệnh lý về thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường phát triển dần theo thời gian và các triệu chứng có thể khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến để nhận biết bao gồm:

  • Đau nhức xương khớp: Là triệu chứng đầu tiên và quan trọng nhất của thoái hóa khớp. Đau có thể xuất hiện khi đang vận động và giảm ngay khi nghỉ ngơi. Nhưng ở giai đoạn nặng hơn, tình trạng đau nhức có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi và đau hơn rất nhiều.
  • Cứng khớp: Cứng khớp là tình trạng khi các khớp cảm thấy khó cử động, đặc biệt là vào buổi sáng sớm hoặc sau khi bạn ngồi yên trong một thời gian dài. Do khi khớp bị thoái hóa, lớp sụn bảo vệ giữa các đầu xương mòn đi, khiến cho các khớp cọ xát vào nhau gây ra cảm giác cứng và đau. Trong những trường hợp nặng hơn, cảm giác cứng khớp có thể kéo dài suốt cả ngày và gây khó chịu, khó cử động cho người bị.
  • Hạn chế vận động: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của thoái hóa khớp. Khi khớp bị thoái hóa, sụn giữa các xương dần mòn đi, làm cho khớp trở nên cứng và khó di chuyển. Điều này khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như leo cầu thang, cúi người hay thậm chí cả việc đi lại.
  • Tiếng kêu khi cử động: Xuất hiện những tiếng kêu “lục cục” khi di chuyển khớp. Khi lớp sụn bảo vệ ở khớp bị mòn, xương có thể cọ xát với nhau, gây ra tiếng kêu. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy khớp đã bị tổn thương nghiêm trọng và cần điều trị sớm nhất.
  • Sưng và nóng: Trong một số trường hợp, khớp bị thoái hóa, viêm có thể xảy ra tình trạng sưng và cảm giác nóng ở vùng khớp.
Những triệu chứng của bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp
Những triệu chứng nhận bệnh lý về xương khớp

4. Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiện nay

Hiện nay, những bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, nhưng các biện pháp sau có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng đau nhức, cứng khớp giữa chừng:

4.1. Thay đổi lối sống

Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn nhưng việc duy trì một lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân sẽ giúp giảm áp lực, làm giảm đau và chậm lại quá trình thoái hóa khớp.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga giúp duy trì tính linh hoạt của khớp và tăng cường cơ bắp xung quanh khớp. Bên cạnh đó, cần tránh các bài tập có tác động mạnh đến khớp.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống cân đối, bổ sung thêm Omega-3, giàu canxi, vitamin D và các chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ sụn và cải thiện tình trạng khớp. Cần hạn chế thức ăn có nhiều đường, muối và dạng chất béo bão hòa.

4.2. Thuốc điều trị

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol hoặc các thuốc giảm đau khác thường được dùng để giảm đau do thoái hóa khớp. Chúng giúp người bệnh dễ chịu hơn trong các hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs như ibuprofen hay naproxen không chỉ giảm đau mà còn giúp giảm viêm ở khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng NSAIDs vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như loét dạ dày hoặc ảnh hưởng đến thận.
  • Thuốc bảo vệ sụn: Các loại thuốc như glucosamine và chondroitin sulfate được cho là giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tuy nhiên hiệu quả của chúng là cả 1 khoảng thời gian nhiều và đang được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Flex G.C.M - Giúp Giảm Đau, Bôi Trơn Khớp
Viên uống hỗ trợ xương khớp

4.3. Vật lý trị liệu:

  • Các bài tập vật lý trị liệu: Các bài tập được thiết kế để tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, cải thiện tính linh hoạt và giảm áp lực lên khớp. Vật lý trị liệu cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau cho xương khớp. Ngoài các bài tập, các liệu pháp như siêu âm, điện xung hay nhiệt liệu pháp cũng có thể giúp giảm đau và viêm và làm tăng nhanh quá trình giảm đau xương khớp.

4.4. Phẫu thuật

  • Thay khớp toàn phần: Trong trường hợp khớp bị tổn thương nghiêm trọng và các biện pháp khác không hiệu quả thì việc thay thế toàn bộ bằng khớp nhân tạo có thể được thực hiện. Phẫu thuật này thường được áp dụng cho khớp gối hoặc khớp háng.
  • Thay khớp bán phần: Nếu chỉ một phần của khớp bị hư hỏng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật thay khớp bán phần để bảo tồn phần khớp còn lành mạnh.
  • Nội soi khớp: Đây là phương pháp ít xâm lấn, được thực hiện để loại bỏ các mảnh sụn bị tổn thương hay những sụn thoái hóa trong khớp, giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp.
Điều trị xương khớp bằng phẫu thuật
Điều trị xương khớp bằng phương pháp phẫu thuật

4.5. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

  • Nẹp khớp: Nẹp khớp có thể giúp ổn định khớp, giảm tải trọng lên khớp và giảm đau khi di chuyển.
  • Gậy hoặc nạng: Dụng cụ này giúp giảm áp lực lên khớp khi đi lại, đặc biệt là ở những người có khớp gối và khớp háng bị thoái hóa nặng.
  • Các dụng cụ hỗ trợ khác: Gồm có đệm lót giày, găng tay hỗ trợ, các thiết bị chỉnh hình giúp duy trì tư thế đúng và giảm áp lực lên khớp.
Dụng cụ hỗ trợ cho xương khớp
Các dụng cụ hỗ trợ cải thiện, bảo vệ cho xương khớp

4. Chẩn đoán

Để có thể chẩn đoán được các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp một cách chính xác nhất, bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin, kết quả sau để đưa ra bệnh lý chính xác:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám kỹ các khớp bị đau, đánh giá phạm vi vận động và mức độ đau.
  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu giúp đánh giá các chỉ số viêm, nồng độ axit uric,…
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang giúp đánh giá tình trạng tổn thương sụn khớp và xương.
  • Siêu âm, MRI: Các kỹ thuật này giúp hình ảnh hóa chi tiết các cấu trúc bên trong khớp.
chuẩn đoán về thoái hóa khớp
Chẩn đoán tình trạng đau nhức xương khớp

Thoái hóa khớp là một bệnh lý phổ biến và gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, với sự hiểu biết và áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp cho bệnh lý chúng ta có thể giảm thiểu và phòng được các triệu chứng.  Nhưng việc quan trọng là cần phải phát hiện bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *