Đột quỵ não: Hiểu biết sâu về Triệu chứng và Nguyên nhân

Đột quỵ não hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một tình trạng nhiêm trọng khi máu không thể lưu thông đến một phần của não. Điều này có thể xảy ra do tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc vỡ động mạch trong não (xuất huyết não), gây nguy hiểm tới người bệnh mắc phải. Bài viết dưới đây Dược Thuận Hóa xin chia sẻ về những thông tin cần thiết giúp bạn phòng tránh đột quỵ não.

Mức độ nguy hiểm của đột quỵ

Đột quỵ (stroke) hay còn gọi là tai biết mạch máu não xảy ra do tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch trong não. Khi phần của não không nhận được đủ máu và dưỡng chất, các tế bào não có thể chết sau một thời gian ngắn, gây ra các tổn thương nặng nề và ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. Người mắc bệnh có thể bị tử vong sau một thời gian ngắn nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất. 

Theo Hiệp hội Đột quỵ Thế giới, cứ sáu người thì có một người bị đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong là 18% đối với nam và 23% đối với nữ.

Mức độ nguy hiểm của đột quỵ

Nguyên nhân dẫn tới đột quỵ não

Nguyên nhân gây đột quỵ não có thể phức tạp và đa dạng, nhưng chủ yếu là do sự rối loạn trong lưu thông máu đến não. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Tắc nghẽn động mạch não: Đây là nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến nhất của đột quỵ. Tắc nghẽn xảy ra khi có cặn bã hoặc mảnh vỡ từ động mạch máu lớn ở các phần khác của cơ thể (thường là từ các động mạch cổ, tim, hoặc chân) di chuyển đến não thông qua hệ thống tuần hoàn máu. Khi đó, các mảnh vỡ này có thể tắc nghẽn các động mạch nhỏ trong não, gây ra đột quỵ.
  • Động mạch não bị vỡ (AVC – Stroke): Động mạch trong não có thể bị vỡ do áp lực máu tăng cao hoặc do yếu tố khác như bệnh thiếu máu cục bộ, làm rạn nứt và gây ra đột quỵ não.
  • Huyết khối (Cục máu đông): Huyết khối có thể tạo ra trong các động mạch não hoặc được mang đến não từ một vị trí khác trong cơ thể, làm tắc nghẽn các động mạch não và gây ra đột quỵ não.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Bao gồm tiểu đường, huyết áp cao, hút thuốc lá, tiêu chảy cấp tính, và các bệnh lý tim mạch, đều có thể tăng nguy cơ mắc đột quỵ.

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, nhưng người lớn tuổi thường có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên, có một xu hướng đáng chú ý về tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ trong những năm gần đây. Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí y khoa Stroke vào năm 2020, tỷ lệ người mắc ở người trẻ đã tăng gần 50% trong 12 năm qua. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”…

Cách phòng tránh đột qụy não như thế nào?

Phòng tránh đột quỵ có thể được thực hiện thông qua một số biện pháp điều chỉnh lối sống và quản lý các yếu tố nguy cơ. Dưới đây là một số cách phổ biến để giảm nguy cơ:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn một chế độ ăn uống cân đối và giàu chất dinh dưỡng, bao gồm nhiều rau củ, hoa quả, hạt và ngũ cốc nguyên hạt, có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Hạn chế đường, chất béo bão hòa, và sodium cũng rất quan trọng.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Vận động thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ não bằng cách giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch, và duy trì cân nặng lành mạnh.
  • Giảm cân nếu cần thiết: Mắc bệnh thừa cân hoặc béo phì có thể tăng nguy cơ đột quỵ não. Giảm cân thông qua việc kiểm soát chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ này.
  • Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho bệnh. Việc duy trì huyết áp ở mức an toàn (thường là dưới 120/80 mmHg) thông qua chế độ ăn uống, vận động để có thể hạn chế việc mắc bệnh.
  • Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất cho đột quỵ. Việc ngừng hút thuốc lá ngay lập tức có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Kiểm soát các bệnh lý khác: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch…bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm soát tốt đường máu, lượng mỡ trong máu…

Cách phòng tránh đột qụy não như thế nào?

 

Các dấu hiệu nào báo hiệu bạn có thể bị đột quỵ não?

Đột quỵ não có thể gây ra nhiều triệu chứng như: Nhức đầu, rối loạn ý thức…nhưng chúng ta chỉ cần nhớ ít nhất 1 trong 3 nhóm dấu hiệu sau, xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ từ 90 – 95%, đó là dấu hiệu F.A.S.T

  • Face (Mặt): Hỏi người bệnh có thể cười và xem xét xem mặt của họ có bị méo mó không. Mất cảm giác hoặc khó khăn trong việc nói chuyện cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ não.
  • Arms (Cánh tay): Yêu cầu người bệnh nâng cả hai cánh tay lên và xem xét xem có sự chênh lệch giữa hai bên không. Một bên có thể yếu hoặc không thể nâng cao như bên còn lại.
  • Speech (Nói chuyện): Hỏi họ nói một câu đơn giản và xem xét xem họ có khó khăn trong việc phát âm không. Lời nói không rõ ràng hoặc cảm giác như người đó không thể nói chính xác cũng là dấu hiệu đột quỵ.
  • Time (Thời gian): Nếu bạn nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào của đột quỵ não (mặt méo mó, cánh tay yếu, nói chuyện không rõ ràng), hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Thời gian rất quan trọng để nhận biết và điều trị đột quỵ một cách hiệu quả.

Làm gì khi người có dấu hiệu đột quỵ?

  • Gọi cấp cứu: Gọi số cấp cứu hoặc chuyển người bị đột quỵ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. Thời gian là yếu tố quyết định quan trọng trong việc điều trị đột quỵ.
  • Không tự chữa trị: Trong trường hợp đột quỵ, việc tự chữa trị hoặc chờ đợi để xem liệu triệu chứng có biến mất hay không có thể gây tổn thương não nghiêm trọng hơn.
  • Giữ cho người bị đột quỵ thoải mái: Đảm bảo rằng người bị đột quỵ ở trong tư thế thoải mái và không bị tổn thương thêm. Nếu có thể, giữ cho đầu họ ở mức cao hơn so với cơ thể để giảm áp lực vào não.
  • Theo dõi triệu chứng: Ghi chép bất kỳ triệu chứng nào mà bạn quan sát được, bao gồm thời gian triệu chứng bắt đầu và mức độ nghiêm trọng của chúng. Thông tin này sẽ hữu ích cho nhân viên y tế khi họ đến.

Làm gì khi người có dấu hiệu đột quỵ?

Những điều không được làm khi người khác bị đột quỵ

  • Không cố gắng di chuyển người bệnh: Di chuyển người bị đột quỵ có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho não và cơ thể. Hãy để họ nằm yên và gọi cấp cứu ngay lập tức.
  • Không cho người bị bệnh uống hoặc ăn bất cứ thứ gì: Không cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẻ rất nguy hiểm.
  • Không tự ý dùng các loại thuốc: Không đưa cho họ bất kỳ loại thuốc nào trừ khi được yêu cầu hoặc hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
  • Không tự chữa trị hoặc chần chừ quá lâu: Không được tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị. Việc tự chữa trị hoặc chần chừ quá lâu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tổn thương thêm. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức khi bạn nhận ra dấu hiệu của đột quỵ

Cách điều trị đột quỵ 

Cách điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại đột quỵ, thời gian từ khi đột quỵ xảy ra và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Điều này thường được quyết định bởi một đội ngũ chuyên gia y tế, bao gồm bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Nhìn chung, mục tiêu chính của điều trị đột quỵ là giảm tỷ lệ tử vong và giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng lâu dài. Nguyên tắc chung trong điều trị đột quỵ là điều trị khẩn cấp, nhanh chóng và chính xác, hạn chế tổn thương lan rộng, tối ưu hóa trạng thái thần kinh, đảm bảo lưu lượng máu lên não, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chức năng của bệnh nhân, giúp người bệnh phục hồi chức năng và phòng ngừa tối đa nguy cơ tái phát bệnh đột quỵ.

Phòng ngừa tái phát đột quỵ

Tỷ lệ tái phát trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 bệnh nhân từng bị tái phát. Do đó, phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa.

  • Kiểm soát yếu tố rủi ro: Điều chỉnh lối sống lành mạnh để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tiểu đường và hút thuốc lá. Điều này bao gồm ăn một chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng lành mạnh.
  • Thay đổi lối sống: Điều chỉnh lối sống là một phần quan trọng của phòng ngừa tái phát đột quỵ. Hãy hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống để họ có thể duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giữ cân nặng ổn định, và tránh hút thuốc lá.
  • Theo dõi y tế định kỳ: Điều này bao gồm kiểm tra huyết áp, đo lường cholesterol, kiểm tra tiểu đường và theo dõi các chỉ số sức khỏe khác định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc: Theo dõi và duy trì việc sử dụng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị bao gồm thuốc giảm huyết áp, thuốc kháng đông, thuốc giảm cholesterol và các loại thuốc khác có thể được sử dụng để kiểm soát các yếu tố nguy cơ và ngăn chặn tái phát đột quỵ.

Nếu bạn chưa biết sau đột quỵ nên sử dụng loại thuốc gì thì Dược Thuận Hóa xin giới thiệu cho bạn sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho người sau đột quỵ Ginkgo Biloba

 

Ginkgo Biloba

  • Tác dụng: Hỗ trợ tăng cường lưu thông máu lên não, hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu não, chóng mặt, nhức đầu, khó ngủ, giảm nguy cơ huyết khối, hỗ trợ và cải thiện trí nhớ ở người trung niên, người lớn tuổi, người sau đột quỵ.
  • Đối tượng sử dụng: Người thiểu năng tuần hoàn não.
  • Hướng dẫn sử dụng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, tốt hơn khi uống cùng bữa ăn.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, để xa tầm tay trẻ em.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *