Tình trạng ngủ chập chờn: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Ngủ chập chờn hay còn gọi là giấc ngủ không sâu giấc, là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Đây là trạng thái khi giấc ngủ bị gián đoạn, dễ bị tỉnh giấc do nhiều yếu tố tác động từ môi trường xung quanh như ánh sáng, tiếng ồn, hoặc cử động của người nằm cạnh. Tình trạng này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, tác động, và các biện pháp khắc phục tình trạng ngủ chập chờn.

1. Ngủ chập chờn là gì?

Ngủ chập chờn là tình trạng giấc ngủ không liền mạch, dễ bị tỉnh giấc và khó quay trở lại giấc ngủ sâu. Người gặp phải tình trạng này thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, ảnh hưởng đến năng suất lao động và sinh hoạt hàng ngày. Ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc là một trong những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.

Tìm hiểu về tình trạng ngủ không sâu giấc ảnh hưởng đến sức khỏe
Tình trạng ngủ không sâu giấc kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe

2. Nguyên nhân gây ngủ chập chờn

Các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng khó ngủ
Tìm hiểu về các nguyên nhân gây khó ngủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ chập chờn, bao gồm:

  •  Căng thẳng và áp lực: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Khi cơ thể căng thẳng, hormone cortisol tăng cao, làm giảm lượng melatonin – hormone giúp điều hòa giấc ngủ. Từ đó, người bệnh dễ bị tỉnh giấc và khó ngủ lại. Những người bị trầm cảm hoặc tự kỷ cũng thường gặp vấn đề này do căng thẳng thần kinh kéo dài.
  •  Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh hoặc sau sinh thường có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, gây ra các vấn đề như bốc hỏa, căng thẳng, và mệt mỏi. Những thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, làm cho họ dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
  •  Tuổi tác: Tuổi càng cao, thời gian ngủ càng giảm và chất lượng giấc ngủ cũng bị suy giảm. Người lớn tuổi thường dễ gặp các rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc do nhiều yếu tố như đau nhức cơ thể, các bệnh lý mạn tính và thay đổi về chu kỳ giấc ngủ.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Ăn uống vào đêm khuya, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, và tiêu thụ các chất kích thích như caffeine, rượu bia đều có thể gây rối loạn giấc ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử làm giảm sản xuất melatonin, khiến não bộ tỉnh táo và khó ngủ hơn.
  •  Bệnh lý: Các bệnh lý như viêm xoang, dạ dày, tim mạch, hoặc thiểu năng tuần hoàn não đều có thể gây ra giấc ngủ chập chờn. Khi hệ thần kinh trung ương không nhận đủ oxy và dưỡng chất, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc.

3. Biện pháp khắc phục tình trạng ngủ chập chờn

 Các biện pháp để cải thiện tình trạng ngủ chập chờn
Biện pháp để cải thiện tình trạng ngủ chập chờn

Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng ngủ chập chờn, hãy tham khảo một số biện pháp sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ:

3.1 Duy trì thói quen ngủ khoa học

Khi thực hiện duy trì các thói quen lành mạnh, cơ thể chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn từ đó tình trạng khó ngủ hay ngủ không sâu sẽ được cải thiện hơn và giấc ngủ sẽ tốt hơn:

  • Ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ: Cố gắng duy trì lịch trình ngủ đều đặn, ngay cả vào những ngày nghỉ.
  • Không thức quá khuya: Đi ngủ vào khoảng 21-22 giờ để đảm bảo nhịp sinh học của cơ thể.
  • Không dậy quá muộn: Thức dậy sớm để tập thể dục, ăn sáng, và bắt đầu ngày mới một cách tỉnh táo.
  • Hạn chế ngủ trưa quá lâu: Chỉ nên ngủ trưa ngắn để tránh đau đầu khi thức dậy và ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

3.2 Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử

Để cải thiện được tình trạng khó ngủ hay ngủ chập chờn ta phải hạn chế sử dụng các thiết bị này ít nhất 1-2 giờ trước khi đi ngủ để giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Và khi ngủ hãy thả lỏng cơ thể.

3.3 Luyện tập thể dục thường xuyên

Rèn luyện sức khỏe hằng ngày
Rèn luyện sức khỏe hằng ngày

Thường xuyên tập luyện thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, cần tránh tập luyện quá sát giờ đi ngủ để không làm tăng nhịp tim và gây khó ngủ.

3.4 Tránh tiêu thụ chất kích thích

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như caffeine, rượu bia ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ. Các chất này làm tăng nhịp tim và gây rối loạn giấc ngủ và gây nên tình trạng ngủ chập chờn ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.5 Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng

Các hoạt động như yoga, thiền, nghe nhạc, hoặc đọc sách trước khi đi ngủ có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tinh thần thoải mái, không căng thẳng sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.

3.6 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

 Kiểm tra sức sức khỏe hằng ngày
Kiểm tra sức sức khỏe

Nếu tình trạng ngủ chập chờn kéo dài và không cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

3.7 Tầm quan trọng của giấc ngủ chất lượng

Giấc ngủ chất lượng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi và duy trì sức khỏe tốt. Ngủ đủ giấc và sâu giấc giúp cải thiện tinh thần, tăng cường khả năng tập trung, và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính. Do đó, việc cải thiện chất lượng giấc ngủ không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng các biện pháp khoa học và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình. Nếu tình trạng không được cải thiện, hãy tìm đến các chuyên gia y tế để nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời. Giấc ngủ tốt là nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *